Điểm tin Môi trường ngày 06 tháng 10 năm 2016
I. TIN TỨC HOẠT ĐỘNG
Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân ô nhiễm ở TP HCM
Thủ tướng yêu cầu TP HCM nhanh chóng làm rõ nguyên nhân một số khu vực bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối và có biện pháp giải quyết vấn đề này.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp và làm việc với các Đại sứ
Chiều 5/10 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã tiếp đoàn Đại sứ do ông Haike Manning, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam làm Trưởng đoàn.
(CTTĐT Tổng cục môi trường)
II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Tin bão gần Biển Đông 6/10 và dự báo thời tiết 24 giờ tới
Theo bản tin bão gần Biển Đông mới nhất của TT DBKTTV TƯ phát đi sáng 6/10, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, diễn biến rất phức tạp.
(http://infonet.vn)
Nước thải đen kịt, hôi thối “đầu độc” biển Sầm Sơn
Dọc đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) hiện đang có tới 5 cống xả thải ngày ngày “đầu độc” biển Sầm Sơn khiến nhiều du khách và người dân bức xúc.
(http://nld.com.vn)
Dân tố cơ sở sản xuất chitin xả thải vô tội vạ, nước bốc mùi hôi thối nồng nặc
(http://nongnghiep.vn)
GD&TĐ - Đến nay, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có nhiều nhà máy nhiệt điện (chạy bằng than) đi vào hoạt động.
Đại sứ quán Mỹ và Tổng cục Môi trường nói gì về thông tin Hà Nội ô nhiễm nhì thế giới?
Đại sứ quán Mỹ nhấn mạnh rằng không thể phản ánh chính xác tình trạng không khí của cả một thành phố rộng lớn dựa trên một hệ thống quan sát.
Núi chất thải sừng sững án ngữ Hải Phòng
Dự án sản xuất phân bón DAP Đình Vũ (khu công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, Hải Phòng) thải ra khối lượng chất thải khổng lồ, đe dọa đời sống người dân.
Vụ hầm chôn chất thải y tế: Rùng mình núi rác 'đầu độc' dân cư
Từ bản hợp đồng "chết người" giữa BV đa khoa Đà Bắc với Công ty Hoàng Long đã cho thấy công ty này không có năng lực xử lý rác thải y tế... gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại đây.
(http://www.nguoiduatin.vn)
Đắk Nông vẫn còn tồn tại bốn "điểm nóng" chặt phá rừng
Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, nhưng đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn còn tồn tại bốn "điểm nóng" phá rừng.
(TTXVN)
Không thể lấy chỉ số ở một điểm để nói không khí toàn Hà Nội "không tốt cho sức khỏe"
Kết quả đo và phân tích chỉ số không khí (AQI) theo giờ ở Hà Nội của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết, tại thời điểm sáng 6-10, chất lượng không khí tại một số điểm ở Hà Nội được đánh giá là kém, “không tốt cho sức khỏe”. Tuy nhiên, các chuyên gia môi trường cho rằng, đó chỉ là kết quả mang tính thời điểm, cục bộ và không thể đại diện cho chất lượng không khí của toàn thành phố.
(anninhthudo)
III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Xử lý DN đổ đất, đá, phế thải lấn chiếm hành lang sông Cầu
Liên quan đến vụ việc Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ (đóng tại tổ 5, phường Quán Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) ngang nhiên đổ đất, đá, phế thải lấn chiếm hàng nghìn mét vuông hành lang sông Cầu, vi phạm Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão mà báo Đại Đoàn Kết đã từng phản ánh, mới đây UBND tỉnh Thái Nguyên vừa tổ chức Hội nghị thống nhất giải pháp xử lý, cưỡng chế thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ.
(http://daidoanket.vn)
Yên Bái: Tạm dừng hoạt động NM chế biến quặng sắt Tân Tiến
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Văn Khánh vừa ký Công văn số 2213/UBND-TNMT yêu cầu Cty TNHH Tân Tiến tạm dừng hoạt động Nhà máy chế biến quặng sắt tại xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên từ ngày 30/9/2016.
(TN&MT)
Cương quyết không để xảy ra cơ sở gây ô nhiễm môi trường mới
Thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 113/2015/QH13 về tiến hành xử lý và hoàn thành theo tiến độ đề ra đến năm 2020 đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khác trong danh mục đã được rà soát, thống kê và phê duyệt; cương quyết không để xảy ra cơ sở gây ô nhiễm môi trường mới. thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ này.
(CTTĐT Bộ tài nguyên và môi trường)
Xã hội hóa quản lý chất thải rắn
Mới đây, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án Kiện toàn mô hình hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh và chỉ thị về việc triển khai đề án trên để làm cơ sở triển khai nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quản lý chất thải.
(CTTĐT Bộ tài nguyên và môi trường)
IV. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Dự án IAS đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Dự án IAS là Dự án “Ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại rừng ở rừng sản xuất và rừng được bảo vệ khu vực Đông Nam Á”. Dự án IAS được tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu, thông qua Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP);do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện do và được triển khai tại Hà Nội và Hòa Bình trong 04 năm từ 2012 đến 2015. Dự án đã hoàn thành và mang lại nhiều kết quả tích cực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
(CTTĐT Bộ tài nguyên và môi trường)
Chim hồng hoàng bị đe dọa tuyệt chủng
Loài chim quý với cái mỏ đỏ to đang được rao bán ngang với giá ngà voi nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc.
Lại thấy cò trắng về quanh Tháp Rùa
Khoảng 8 giờ sáng 6/10, du khách và người dân quanh Hồ Gươm vô cùng thích thú khi thấy một đàn cò trắng khoảng trên 40 con bay lượn quanh Tháp Rùa.
(HNMO)
Hồi sinh cánh rừng ngập mặn khu đầm phá lớn nhất Đông Nam Á
Từng là cánh rừng bị tàn phá tan hoang, ngót nghét hơn 3 thập kỷ trôi qua, bằng sự nỗ lực của chính quyền địa phương lẫn người dân, cánh rừng ngập mặn nối dài hàng hécta trên vùng đầm phá Tam Giang dần được hồi sinh mạnh mẽ, trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại địa phương này.
(cand)
Phát hiện hơn 30 loài thực vật mới tại “đất nước kênh đào”
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian (Mỹ) thực hiện tại Panama hồi tháng Chín vừa qua đã phát hiện ít nhất 30 loài thực vật mới tại quốc gia Trung Mỹ này.
(thiennhien.net)
V. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chuẩn bị có hiệu lực
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 5/10 thông báo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ qua giai đoạn chuẩn bị thứ hai và cuối cùng trước khi chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11 tới.
(TTXVN)
14,5 triệu USD đầu tư cơ sở dữ liệu BĐKH
Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo "Trung tâm Cơ sở dữ liệu phục vụ thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)" ngày 5/10 tại Hà Nội, do Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì.
(TN&MT)
VI. TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỘNG
Từ ngày 27 đến 29 tháng 9 năm 2016 tại Ninh Bình, Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm - Học viện Cảnh sát Nhân dân đã phối hợp với Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tổ chức tập huấn nâng cao năng lực nhận dạng loài và khung pháp luật bảo vệ các động vật hoang dã (ĐVHD) cho một số cơ quan thực thi pháp luật có trụ sở tại Hà Nội.
(tintuc)
Tổng kết Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2016
Chiều 5-10, tại UBND TP Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Tổng kết Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến (ĐHTT), người tốt, việc tốt (NTVT) năm 2016. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi dự và phát biểu tại hội nghị.
(HNMO)
VII. SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
Ăn cá sống ở vùng nước bị ô nhiễm có hại sức khỏe
Theo Medical Daily, ăn phải cá bị ô nhiễm độc chất sẽ làm giảm hiệu quả đề kháng của cơ thể
(http://suckhoe.vnexpress.net)
Hạn chế đốt rơm rạ - vì môi trường và sức khỏe cộng đồng!
Những ngày đầu tháng 10, trên các tuyến đường dẫn vào cửa ngõ Thủ đô như: Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Phúc Yên, Nam Thăng Long, Nhật Tân... không khí trở nên đặc quánh khi người dân đốt rơm rạ sau thu hoạch.
(CTTĐT Bộ tài nguyên và môi trường)
Không khí một số nơi ở Hà Nội “không tốt cho sức khỏe”
Kết quả đo và phân tích chỉ số không khí (AQI) theo giờ ở Hà Nội của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết tại thời điểm sáng 5-10, có nơi ở thủ đô được xếp vào nhóm “rất không tốt cho sức khỏe”.
(TTO)
Không khí Hà Nội ở mức xấu, nhiều bệnh hô hấp phát triển
Với kết quả đo và phân tích không khí Hà Nội trong sáng ngày 5/10, môi trường sống của Thủ đô được xếp vào nhóm “xấu”, rất không tốt cho sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh liên quan đến hô hấp, phổi, khí quản… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
(daioanket)
4.300 người chết mỗi năm vì ảnh hưởng của nhiệt điện than
Đó là kết quả nghiên cứu của Trung tâm phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) đại diện cho Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), được công bố sáng nay (29-9).
(http://anninhthudo.vn)
VIII. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
“Nông nghiệp carbon” – Giải pháp cho khí hậu, nông dân và đa dạng sinh học
Theo ước tính, một tỷ nông dân trên toàn thế giới đã áp dụng phương pháp nông lâm kết hợp, một trong những phương pháp “nông nghiệp carbon”. Bên cạnh việc cô lập carbon, nông nghiệp carbon còn nâng cao năng suất thực phẩm, đa dạng sinh học, chất lượng nước… Theo ấn phẩm mới “Giải pháp nông nghiệp carbon” của tác giả Eric Toensmeier – giảng viên Đại học Yale, các kỹ thuật này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong tương lai. Dưới đây là cuộc trò chuyện với tác giả Toensmeier về phương pháp này.
(thiennhien.net)
Séc phát minh thùng rác “thông minh”
Nhằm giúp giảm gánh nặng trong thời gian thu gom rác và phân loại chất thải, công ty Gaben ở thành phố Ostrava, CH Séc đã phát minh ra loại thùng rác “thông minh” có gắn thiết bị vi mạch không tiếp xúc.
(http://baotintuc.vn)
Ứng dụng các sản phẩm sinh học phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Hiện nay, phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang trở thành một xu hướng tất yếu của nông nghiệp thế giới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giải quyết những vấn đề về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu v.v… Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp như các sản phẩm vi sinh vật sử dụng trong cải tạo, bảo vệ môi trường: khử mùi, phân hủy rác thải, chất hữu cơ thành phân bón, xử lý sinh vật phù du; các giống cây trồng có sức chống chịu cao, năng suất tốt... được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại.
(CTTĐT Bộ tài nguyên và môi trường)
Nguồn: vea