Điểm tin môi trường ngày 10 tháng 3 năm 2017

1. TIN TỨC HOẠT ĐỘNG

Mỗi cán bộ thanh tra phải là một người lính trên mặt trận quản lý của ngành TN&MT

Mỗi cán bộ thanh tra phải là một người lính trên mặt trận quản lý của ngành TN&MT, đồng thời phải là người làm dân vận tốt, công tác thanh tra phải có lý có tình… đó là phát biểu của Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra ngành tài nguyên và môi trường năm 2017 diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/3 tại tỉnh Khánh Hòa

(TN&MT)

 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

3. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dân vui vì điểm nóng môi trường đã dần được xử lý

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Đà Nẵng, từ năm 2016 đến nay, các Sở, ngành tùy theo chức năng của mình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ môi trương, trong đó đặc biệt là Ban hành phương án xử lý các “điểm nóng” về môi trường. Với phương án của UBND thành phố, “điểm nóng” môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang dần bớt ô nhiễm.

(TN&MT)

Yên Bái yêu cầu 2 nhà máy xi măng phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái vừa ban hành văn bản số 160/STNMT-BVMT và số 162/STNMT-BVMT yêu cầu Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Công ty Cổ phần Xi măng Yên Bình  phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, liên tục để truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT để quản lý. Thời gian hoàn thành trước tháng 7/2017.

(TN&MT)

4. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Lào Cai: Ngăn chặn, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại

Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Lào Cai, mấy năm gần đây, tại một số địa phương trong tỉnh Lào Cai có hiện tượng phát tán, nuôi trồng các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, vì thế các loài ngoại lai này có nguy cơ xâm hại và  gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như đa dạng sinh học của địa phương

(TN&MT)

Kẻ gian đột nhập sở thú ở Pháp giết tê giác lấy sừng

Đêm 6 rạng ngày 7-3, kẻ gian táo tợn đột nhập vào sở thú Thoiry, tỉnh Yvelines, phía tây thủ đô Paris, giết chết một con tê giác trắng sau đó cưa lấy sừng

(NDĐT)

 5. TRUYỀN THÔNG

Hội thảo "Ô nhiễm môi trường, biện pháp phục hồi và quản lý"

Chỉ điểm tin, không đăng tin

Ngày 8/3, tại TP. Quy Nhơn, Bình Định, “Ô nhiễm môi trường, biện pháp phục hồi và quản lý” là tên gọi hội thảo khoa học quốc tế mở đầu chuỗi sự kiện Gặp gỡ Việt Nam lần thứ XIII – 2017. Hội thảo được tổ chức bởi Hội Gặp gỡ Việt Nam, Trường Đại học Loyola Chicago, Hội Hóa học và Độc học Môi trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự quan tâm của 250 nhà khoa học, quản lý đến từ 35 quốc gia trên thế giới

(moitruong.com.vn)

6. HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Sơn La: Hướng tới sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

Việc thực hiện sản xuất sạch hơn nhằm mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; phấn đấu đến năm 2020, hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh được nâng cao. Giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm do sản xuất công nghiệp gây ra; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

(TN&MT)

 7. TIN MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI

Chính phủ Indonesia cấm sử dụng thủy ngân trong ngành khai mỏ

Ngày 9/3, Chính phủ Indonesia thông báo cấm sử dụng thủy ngân trong khai thác mỏ để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người

(Vietnamplus.vn)

California (Mỹ) dùng gỗ xây dựng cơ sở năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo mang lại những lợi ích tích cực đối với môi trường và có tác động ý nghĩa đối với nền kinh tế toàn cầu. Nhiều cơ sở năng lượng tái tạo được xây dựng bằng vật liệu bền vững như gỗ đã tạo ra hiệu quả tích cực.

(moitruong.com.vn)

WHO cảnh báo: Ô nhiễm môi trường đã trở thành mối đe dọa lớn hơn cả Ebola và HIV

Ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở thành mối đe dọa lớn hơn cả Ebola và HIV. Theo báo cáo đầu tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các vấn đề môi trường phải chịu trách nhiệm cho một phần tư số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới

(moitruong.com.vn)

Canada có thể tốn thêm 32 tỷ USD mỗi năm để đối phó biến đổi khí hậu

Tại một hội nghị về biến đổi khí hậu được tổ chức ở thành phố Montreal của Canada cuối tuần trước, Phó Thống đốc Ngân hàng Canada Timothy Lane cảnh báo nước này có thể phải đối mặt với chi phí hàng năm lên đến 43 tỷ CAD (gần 32 tỷ USD) vào những năm 2050 nếu không thực hiện các hành động làm giảm tình trạng nóng lên trên toàn cầu.

VEA