Điểm tin Môi trường ngày 3 tháng 11 năm 2016
I. TIN TỨC HOẠT ĐỘNG
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đẩy mạnh quản lý TN&MT phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế
Chiều 02/11, tại phiên thảo luận về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà - Đại biểu QH đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có bài phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề được các đại biểu Quốc hội đề cập liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
(TN&MT)
II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Nguồn nước ở TP. Cà Mau - Nhiều thông số vượt chuẩn
Giám đốc Sở TN&MT Cà Mau Trịnh Văn Lên cho biết, kết quả quan trắc môi trường tại khu vực TP. Cà Mau, nước sông chứa thành phần cao các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng và vi sinh đang tác động xấu lên nguồn nước mặt trong khu vực.
(TN&MT)
Yên Định (Thanh Hóa): Ám ảnh " làng ung thư"
Nhiều năm nay, người dân sống ở các thôn Yên Lý, Yên Ninh, Yên Lộc (xã Yên Bái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) phải sống trong cảnh thấp thỏm lo âu về căn bệnh ung thư quái ác sẽ gõ cửa đến từng nhà. Mỗi ngày qua đi, số người bị mắc căn bệnh ung thư ngày một nhiều, người dân lại càng hoang mang lo sợ mà chưa biết nguyên nhân từ đâu?
(TN&MT)
III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Bà Rịa-Vũng Tàu phát hiện lượng lớn hóa chất độc hại tại khu dân cư
Ngày 1/11, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu) cùng Đội Cảnh sát Kinh tế-Ma túy, Công an huyện Tân Thành và Ủy ban Nhân dân xã Mỹ Xuân đã tiến hành kiểm tra cơ sở mua bán hóa chất của Doanh nghiệp tư nhân Thương mại dịch vụ Gia Ngạn ở tổ 16, ấp Phước Lập, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, do ông Nguyễn Văn Tấn làm Giám đốc.
(thiennhien.net)
Cảnh báo về môi trường ở Việt Nam
Môi trường ở Việt Nam đang bị xâm hại do hành động bất cẩn của chính chúng ta và không loại trừ do các yếu tố quốc tế mà chúng ta chưa cảnh giác.
(moitruong.com.vn)
Nhà máy giấy Lee&Man: Chưa được phép chạy thử
Đoàn thanh tra khuyến nghị Lee&Man bổ sung hồ sinh thái và một số công trình đảm bảo về môi trường.
(thiennhien.net)
Quản lý chặt các dự án sử dụng phế thải nhập khẩu làm nguyên liệu
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư nói chung, trong đó có các dự án đầu tư sử dụng phế liệu làm nguyên liệu theo đúng quy định của pháp luật về môi trường và pháp luật khác có liên quan.
(CTTĐT Bô tài nguyên và môi trường)
Xử phạt đối tượng mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép
Theo Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ký các quyết định xử phạt hai đối tượng mua bán, vận chuyển gỗ trái phép.
(TTXVN)
TP Hồ Chí Minh tăng cường xử lý vi phạm về môi trường
TP Hồ Chí Minh phát sinh trên 500 cơ sở gây ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến chiến lược phát triển bền vững. Vì vậy, lãnh đạo thành phố chỉ đạo phải ngăn chặm, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…
(kinhtedothi)
Tại các đô thị lớn - nơi mật độ phương tiện giao thông dày đặc và tốc độ xây dựng các công trình ngày càng cao, ô nhiễm không khí đang ở tình trạng báo động. Theo báo cáo của Bộ TN&MT tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng… ô nhiễm không khí đều vượt mức quy chuẩn cho phép nhiều lần.
(TN&MT)
IV. TRUYỀN THÔNG
Phật giáo tham gia bảo vệ môi trường
Chùa Pháp Vân (Hà Nội) vừa tổ chức triển khai xây dựng mô hình điểm của Phật giáo phía Bắc trong việc tham gia các hoạt động Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (tập trung vào việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai).
Truyền hình trực tiếp Gala chung kết “Giải thưởng Sáng tạo xanh” lần thứ nhất
Năm 2015, Tổng cục Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức phát động “Giải thưởng Sáng tạo xanh” lần thứ nhất trên phạm vi toàn quốc. Giải thưởng với mục tiêu động viên, khuyến khích giới trẻ tìm hiểu, sáng tạo, đưa ra các ý tưởng, sáng kiến về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đối khí hậu và phát triển bền vững đất nước.
(CTTĐT Bộ tài nguyên và môi trường)
V. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Đối mặt với sự biến đổi khí hậu và những thách thức đi kèm với nó, các công ty trên toàn thế giới đã cố gắng để kéo nước ra khỏi không khí - theo nghĩa đen.
(moitruong.com.vn)
Ý tưởng dùng giấy để lọc bỏ các virus, vi khuẩn có trong nước
Hơn 748 triệu người trên thế giới không được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh cơ bản. Các bệnh lây truyền qua đường nước là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra số người tử vong trên thế giới, đặc biệt là với trẻ em dưới 5 tuổi.
(moỉtuong.com.vn)
Phát triển vật liệu bê tông bền vững – giảm áp lực tới môi trường
Trong những năm vừa qua, cùng với tốc độ xây dựng, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh thì ngành bê tông cũng có bước phát mạnh. Năm 2015, hơn 70 triệu tấn xi măng (là nguyên liệu chính để sản xuất bê tông) được sản xuất ở Việt Nam. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, nhu cầu xi măng của Việt Nam đến năm 2020 là 93-95 triệu tấn, đến năm 2030 là 113-115 triệu tấn.
(CTTĐT Bộ tài nguyên và môi trường)
VI. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Hài hòa lợi ích cộng đồng nghèo và quản lý bền vững rừng ngập mặn Xuân Thủy
Trên hành trình từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua 9 tỉnh, thành phố của Việt Nam, dòng sông Mẹ đã “thai nghén” trong mình những hạt phù sa để “sinh hạ” nên vùng đất ngập nước ở cửa sông ven biển, chính là VQG Xuân Thủy (được công nhận là khu Ramsa đầu tiên của khu vực Đông Nam Á).
(thiennhien.net)
Bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên sinh vật biển đầm Nha Phu
Hiện, tỉnh Khánh Hòa đang thành lập Đề án thành lập Khu bảo vệ biển đầm Nha Phu (TP.Nha Trang, Khánh Hòa). Đề án trên được thành lập trong khuôn khổ Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
(CTTĐT Bộ tài nguyên và môi trường)
VII. SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
5 bệnh nguy hiểm liên quan đến ánh đèn đêm
Sự dồi dào của ánh sáng nhân tạo cũng có những mặt tối. Tiếp xúc với ánh sáng - đặc biệt là tiếp xúc vào ban đêm - đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong hành vi của con người và tạo ra những nguy cơ mới đối với sức khỏe.
(dantri)
TP.HCM khuyến nghị không dùng nước giếng trong ăn, uống
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa đã khuyến nghị không nên sử dụng trực tiếp nước giếng, nhất là trong ăn uống để tránh bệnh tật.
(TTO)
102 trẻ ngộ độc ở trường mầm non do nước nhiễm vi sinh
Kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu nước uống của các bé tại Trường mầm non Họa Mi, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long nhiễm vi sinh - nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm của 102 trẻ tại trường.
(TTO)
Khoảng 2 tỷ trẻ em sống ở khu vực ô nhiễm không khí
Khoảng 2 tỷ trẻ em trên thế giới đang sống trong những khu vực mà mức ô nhiễm ngoài trời vượt các chỉ dẫn chất lượng không khí tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra.
(thiennhien.net)
VIII. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐBQH đề nghị ưu tiên các công trình dự án ứng phó với BĐKH
Phát biểu tại phiên thảo luận tại Hội trường sáng 01/11 đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang) cho rằng cần ưu tiên đầu tư vào các công trình dự án ứng phó với biến đổi khí hậu ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
(TN&MT)
Biến đổi khí hậu sẽ nhấn chìm 75% diện tích Kiên Giang
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2015 đã cập nhật số liệu về khí tượng thủy văn và mực nước biển từ 150 trạm quan trắc của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia và số liệu đo đạc từ vệ tinh. Qua đó đã phát hiện tỉnh Kiên Giang có nguy cơ ngập cao nhất (75% diện tích) do nước biển dâng.
(TN&MT)
Nguồn: vea